Điều kiện làm việc của Xy-lanh
Xy-lanh thường hoạt động trong điều kiện khắc nghiệt do một số yếu tố sau:
Chịu tác động của nhiệt độ cao gồm động cơ xăng có nhiệt độ lớn nhất là 2800 độ K và động cơ Diesel có Nhiệt độ lớn nhất là 2200 độ K. Trong đó vùng phía trên chịu nhiệt độ cao hơn vùng phía dưới và thay đổi trong một chu kỳ.
Chịu áp suất lớn, lực ma sát lớn, đặc biệt là đối với động cơ cao tốc. Tại vùng sát buồng cháy thường phải chịu ma sát tới hạn và ma sát khô, còn lại vùng bên dưới là ma sát tới hạn và ma sát ướt.
Chịu nhiều sự ăn mòn hóa học vì các sản phẩm cháy có chứa một số chất ăn mòn như: SO2, CO2, NO, … Chúng có phản ứng với nước tạo thành các axit.
Đa số dễ bị mài mòn do sự chuyển động lên xuống của piston trong quá trình làm việc.
Một số hư hỏng thường gặp của xy-lanh
Vì xy-lanh hoạt động trong điều kiện vô cùng khắc nghiệt nên chúng thường có những hư hỏng sau:
– Bề mặt hoạt động bị ăn mòn theo chiều ngang do không bằng nhau tạo thành độ ôvan.
Nguyên nhân: Vì thành phần lực ngang N tác động đẩy xéc măng và xi-lanh ma sát trực tiếp vào thành xi-lanh gây ra tình trạng mòn méo.
Tác hại: Gây ra khe hở ghép giữa xy-lanh và piston bị rộng ra, dẫn đến giảm công suất vận hành của động cơ.
– Bề mặt hoạt động bị mòn theo chiều dọc do không bằng nhau tạo thành độ côn.
Nguyên nhân: Do khu vực xéc măng khí ở trên cùng có nhiệt độ và áp suất cao. Dẫn đến nó phá hủy độ nhớt của dầu bôi trơn, sản sinh ra ma sát khô hoặc nửa ướt giữa xéc măng, xy-lanh và piston. Đó cũng chính là vùng bị mòn nhiều nhất tạo nên độ côn.
Tác hại: Gây ra tình trạng lọt khí ở buồng đốt làm biến chất dầu bôi trơn và dầu bôi trơn sục lên buồng đốt. Từ đó, công suất của động cơ bị giảm.
– Xy-lanh bị cào xước.
– Trên bề mặt hoạt động của xy-lanh bị ăn mòn hóa học và cháy rỗ.
– Xy-lanh có thể bị nứt vỡ.