img
img
img
img
img

Tripdi

Bản quyền thuộc về Tripdi

  • Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
  • contacts@tripdi.vn
  • 0906 238 883
  • Liên hệ quảng cáo: 0983 011 959
  • Email: contact@cartimes.vn
  • Copyright © 2023 Tripdi.vn

Những "hố đen" trên thị trường ô tô Việt năm 2019

Thị trường ô tô Việt năm 2019 vẫn còn một số tồn tại như nhiều cuộc triệu hồi xe, Nghị định 116 tiếp tục làm khó một số mẫu xe nhập khẩu hay tình trạng "kèm lạc" đối với các dòng xe "hot".

1. Nhiều cuộc triệu hồi xe diễn ra

Có nhiều cuộc triệu hồi xe diễn ra tại Việt Nam trong năm 2019
Có nhiều cuộc triệu hồi xe diễn ra tại Việt Nam trong năm 2019

Trong năm 2019, có nhiều cuộc triệu hồi xe diễn ra tại Việt Nam, từ mẫu xe bình dân đến mẫu xe hạng sang do nhiều lỗi khác nhau.

Một số cái tên dính triệu hồi trong năm qua như Toyota Rush bị triệu hồi do lỗi hộp điều khiển túi khí, Volkswagen Tiguan lỗi hệ thống treo phía sau, Ford Ranger và Everest triệu hồi để thay cụm bơm túi khí, Mitsubishi Xpander phải kiểm tra và thay thế bơm xăng, triệu hồi Honda Civic và CR-V tại Việt Nam để thay thế bộ thổi khí...

Các thương hiệu hạng sang trong năm 2019 cũng vướng vào nhiều cuộc triệu hồi như Lexus mở màn với 4 chiếc LS500 lỗi phần mềm điều khiển hệ thống dừng/khởi hành, Audi Q5 và Q3 bị lỗi rò rỉ dầu và lỗi đèn báo rẽ không hoạt động trong các khoảng thời gian khác nhau...

2. Nhiều dòng xe nhập vẫn gặp khó vì Nghị định 116

Một số mẫu xe sang nhập khẩu từ ngoài khu vực ASEAN vẫn còn gặp khó vì Nghị định 116
Một số mẫu xe sang nhập khẩu từ ngoài khu vực ASEAN vẫn còn gặp khó vì Nghị định 116

Tuy thị trường ô tô nhập khẩu không còn đóng băng như suốt nửa đầu năm 2018 nhưng năm 2019 nhiều mẫu xe nhập vẫn gặp khó khi về nước do siết chặt từ Nghị định 116. Nếu như Chính phủ các nước trong khu vực Đông Nam Á đều tạo điều kiện cung cấp đủ giấy tờ cần thiết để xuất khẩu xe đến Việt Nam thì các mẫu xe nhập khẩu từ các thị trường ngoài khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức… lại gặp khá nhiều khó khăn.

3. Tình trạng "mua bia kèm lạc" đối với nhiều dòng xe hot

“Mua bia kèm lạc” có lẽ là "đặc sản" của thị trường ô tô Việt Nam
“Mua bia kèm lạc” có lẽ là "đặc sản" của thị trường ô tô Việt Nam

“Mua bia kèm lạc” có lẽ là "đặc sản" của thị trường ô tô Việt Nam. Khi mẫu xe “hot” Hyundai SantaFe ra mắt thế hệ mới vào ngày 9/1/2019 với số lượng hạn chế chỉ khoảng 1000 xe đợt đầu tiên, nhiều đại lý bắt khách phải “mua kèm lạc” mới chịu giao xe sớm. Nghĩa là khách hàng sẽ phải trả thêm một khoản từ 50-100 triệu đồng để mua phụ kiện đi kèm.

Tuy nhiên, những tháng sau đó nhiều mẫu xe như Honda CR-V hay Toyota Fortuner đều bỏ tình trạng “mua bia kèm lạc” để về với đúng giá thật.

4. "Đường lưỡi bò" theo nhiều dòng xe thâm nhập vào thị trường Việt

Chiếc Volkswagen Touareg 2020 tại triển lãm VMS 2019
Chiếc Volkswagen Touareg 2020 tại triển lãm VMS 2019

Tại Triển lãm Ô tô Việt Nam 2019, chiếc Volkswagen Touareg 2020 trưng bày phát hiện sử dụng ứng dụng bản đồ có “đường lưỡi bò” - hình ảnh vi phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam. Sau khi phát hiện, Tổng cục Hải quan đã chính thức ra quyết định xử lý và xử phạt đối với chiếc xe và đơn vị phân phối, nhập khẩu mẫu xe này. Bên cạnh đó, Cục còn ra quyết định không được phép lưu hành dòng xe này tại thị trường nước ta.

Sau đó, khi vụ việc Volkswagen Touareg có chứa bản đồ đường lưỡi bò được trưng bày ở VMS 2019 chưa nguội thì Cục Hải quan Hải Phòng còn xác nhận có đến 7 chiếc xe Tàu khác có vi phạm tương tự.

5. Nội địa hóa ô tô - "Giấc mộng và hiện thực trần trụi"

Hiện thực về tỷ lệ nội địa hóa ô tô tại Việt Nam so với kế hoạch còn khá xa vời
Hiện thực về tỷ lệ nội địa hóa ô tô tại Việt Nam so với kế hoạch còn khá xa vời

Mục tiêu kế hoạch nội địa hóa ô tô tại Việt Nam trong 20 năm hiện còn cách vạch đích rất xa, thậm chí phần trăm tại thời điểm hiện tại còn chưa bằng mục tiêu ban đầu.

Theo kế hoạch, đến khoảng năm 2019-2025, những mẫu xe dưới 9 chỗ lắp ráp trong nước sẽ đạt 35-45% tỷ lệ nội địa hóa. Tuy nhiên, hiện thực là đến năm 2018 tỷ lệ nội địa hóa xe dưới 9 chỗ của Việt Nam mới đạt từ 7-10%. Nhìn chung tỷ lệ nội địa hóa trong khu vực ASEAN đạt 55-60%, đối với các thị trường láng giềng thì Thái Lan đạt 80%, Indonesia và Malaysia đạt hơn 70%. Như vậy, con số nội địa hóa của Việt Nam vẫn còn quá thấp.

Tuy nhiên, hiện tại TC MotorThaco Trường Hải đang đẩy mạnh việc lắp ráp nội địa cùng sự ra đời của thương hiệu Việt VinFast, dự đoán trong những năm tới đây tỷ lệ nội địa hóa của các dòng xe sản xuất trong nước sẽ tăng cao.

Theo cartimes.tapchicongthuong.vn Copy
tripdi

Có thể bạn quan tâm