1. Dầu nhớt động cơ
Là một trong những loại dung dịch có chức năng vô cùng quan trọng giúp động cơ hoạt động trơn tru, gột sạch các bề mặt ma sát và làm mát các chi tiết trong động cơ. Có thể nói, dầu nhớt là thành phần phải làm việc trong môi trường khắc nghiệt nhất, quá trình trao đổi nhiệt lớn nhất và có nhiều những phản ứng hóa học nhất.
Sau khi hoạt động được một thời gian, các khí cháy và mạt kim loại sẽ được dầu cuốn đi khiến dầu bẩn đi rất nhiều làm cho dầu nhớt động cơ bị biến chất và giảm hiệu quả làm việc của nó. Chưa kể khi thay nhớt động cơ mới, bạn chưa chắc đã lấy được hết dầu động cơ cũ ra ngoài sẽ khiến cho chúng xuống cấp rất nhanh.
Thường cứ sau mỗi 3 tháng hoặc 5.000km thì nên thay nhớt động cơ 1 lần. Hiện nay, nhiều dòng xe đời mới có thể đi tới 8.000 hay thậm chí là 10.000 km mới phải thay dầu. Tuy nhiên cách tốt nhất để bảo dưỡng chiếc xe ô tô của mình là đọc kỹ thời gian biểu thay dầu nhớt định kỳ mà hãng xe khuyến cáo.
2. Các bộ lọc không khí
Trên ô tô chỉ có 2 loại lọc khí là lọc động cơ và lọc máy lạnh. Đối với thời tiết và kiểu môi trường như ở Việt Nam chúng ta thì việc các bộ lọc khí này có tuổi thọ thấp hơn là hoàn toàn bình thường. Khi bộ lọc không khí bị nhiễm ẩm và bị bụi bẩn bám lấy lâu ngày, chúng sẽ làm chất lượng làm việc của các hệ thống liên quan giảm đi rõ rệt và thậm chí còn gây hư hỏng cho các cơ cấu hoạt động sau chúng.
Việc động cơ yếu, nổ không đều, cháy không hết hay máy lạnh không lạnh gặp nhiều trục trặc về hè cũng có nguyên nhân từ các bộ lọc khí. Hầu hết các nhà sản xuất khuyến cáo nên thay mới bộ lọc mới sau 10.000 km. Đặc biệt, khi bạn lái xe trong điều kiện bụi bẩn vô cùng khắc nghiệt thì có thể bạn sẽ phải thay bộ lọc không khí thường xuyên hơn nằm trong khoảng 2.000 km.
3. Chất lượng và thay má phanh
Kiểm soát tốc độ, đảm bảo an toàn cho xe dù cho đang đi hay đậu là nhiệm vụ của phanh ô tô. Về má phanh, thường không đưa ra được chính xác thời điểm thay chúng vì nếu không tính về chất lượng má phanh thì kỹ năng lái, trọng lượng của chiếc xe và trạng thái của đĩa phanh sẽ quyết định tuổi thọ của má phanh.
Thông thường khi má phanh bị mòn thì sẽ có những tiếng kêu rõ ràng ở phần lốp khi xe lăn bánh. Đối với các dòng xe trang bị ABS sẽ nổi đèn báo hiệu cho chủ xe biết đem xe đi kiểm tra và kịp thời thay thế. Khi má phanh bị bào mòn quá lớn mà không được thay thế, chúng có thể phá hủy bề mặt của đĩa phanh và khiến cho chi phí bảo hành của xe bạn tăng lên rất cao.
Là một chi tiết khá dễ xử lý, có thể nói Garage nào cũng có thể kiểm tra và thay thế được. Nhưng nếu là các dòng xe đời mới thì cần phải đưa đến những Garage sửa chữa ô tô có sử dụng máy chẩn đoán để được hỗ trợ tốt và chính xác nhất bằng những thao tác đọc mã lỗi và đặc biệt xóa lỗi tắt đèn báo check trên xe.
4. Chăm sóc và bảo dưỡng lốp xe
Được xếp vào mục cuối cùng trong danh sách, lốp xe là điểm thấp tiếp xúc trực tiếp với mặt đường và liên tục bị bào mòn hay chịu áp lực dù cho xe không di chuyển. Được kết cấu gần như hoàn toàn là cao su nên lốp xe bị tác động rất lớn bởi môi trường. Thông thường tuổi thọ của lốp xe là khoảng 60.000 và cho dù xe không sử dụng thì cũng chỉ có tuổi thọ là 80.000 km.
Tuổi thọ của lốp xe còn tùy thuộc vào mức độ đi, điều kiện đi, tải trọng trên xe cũng như kỹ năng lái của chủ xe. Ngoài ra, nếu bạn chăm sóc lốp xe kỹ hơn như thường xuyên kiểm tra lấy đá sỏi trên các khe, rửa lốp xe ngay khi đi vào những nơi có bùn lầy, căn chỉnh áp suất lốp định kỳ hay đảo bánh xe đúng thời điểm sẽ làm tuổi thọ của lớp xe tăng ở mức tối đa.
Lốp cũng như má phanh đều có một bộ báo mòn lốp. Các bạn cần phải đặc biệt chú ý đến áp suất lốp bởi nó là mầm mống của những vụ tai nạn nổ lốp không đáng có. Mặt khác, nếu không chú ý thay thế lốp khi chúng gặp vấn đề sẽ kéo theo một loạt các chi tiết như trục cát đăng, vòng bi, hệ thống phanh cũng bị ảnh hưởng một cách nghiêm trọng.
Để bảo vệ những thành viên đang ngồi trên xe, tốt nhất bạn hãy đi căn chỉnh áp suất lốp 2 tuần 1 lần và kiểm tra lốp 1 tháng 1 lần để đảm bảo độ an toàn.