img
img
img
img
img
img

Tripdi

Bản quyền thuộc về Tripdi

  • Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
  • contacts@tripdi.vn
  • 0906 238 883
  • Liên hệ quảng cáo: 0983 011 959
  • Email: contact@cartimes.vn
  • Copyright © 2023 Tripdi.vn

Những thói quen gây hại cho phanh xe ô tô

Rất nhiều thói quen vô tình của người lái xe có thể gây hại cho phanh ô tô, dẫn đến các trục trặc, hư hỏng về lâu dài.

Khi dừng, đỗ xe thường quên kéo phanh tay

Thói quen xấu không kéo phanh tay khi dừng hoặc đỗ xe không những là nguyên nhân khiến cho phanh tay nhanh hỏng, mà còn là nguyên nhân chính gây nên những vụ tai nạn ô tô.

Do bản chất tác dụng của phanh tay để xe giữ đứng yên, nhưng nếu quên kéo phanh tay sẽ khiến xe bị trôi, đặc biệt ở trên đoạn đường dốc. Còn với trường hợp đã về số P (đỗ) mà phanh tay chưa được kéo, sẽ khiến bánh răng cóc trên hộp số bị hao mòn nhanh và không đạt được tác dụng tối đa.

phanh tay
Thói quen xấu không kéo phanh tay khi dừng hoặc đỗ xe là nguyên nhân khiến cho phanh tay nhanh hỏng

Thói quen xấu khi chưa dừng xe hẳn đã kéo phanh

Trường hợp này gây ra nguy hiểm rất nghiêm trọng cho những người ngồi trên xe ô tô khi di chuyển. Việc kéo phanh tay khi xe chưa dừng hẳn sẽ khiến lực phanh tác động lên bánh xe dẫn tới hiện tượng trượt bánh. Nguy hiểm nhất là tài xế kéo phanh tay khi chạy với tốc độ cao.

Trước khi di chuyển, các bác tài lưu ý nhớ nhả phanh tay. Trước khi đỗ xe qua đêm hoặc nhiều ngày, tài xế cũng nên kéo phanh tay để giữ bánh xe cố định. Thường xuyên mang xe đến gara để kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống phanh cùng các bộ phận khác, tránh bị kẹt phanh do khô dầu, rỉ sét. Kiểm tra lại phanh hoặc thay má phanh mới ngay khi thấy dấu hiệu phanh không ăn.

phanh tay
Trước khi di chuyển xe, các bác tài lưu ý nhớ thả phanh tay

Quên hạ phanh hoặc chưa hạ hết phanh

Đây chính là thói quen xấu mà rất nhiều người sử dụng ô tô thường xuyên gặp phải nhất là đối với những bác tài mới học lái xe ô tô. Thông thường, tài xế quên hạ hoặc hạ chưa hết phanh khiến cho phanh tay ăn nhẹ. Nếu tình trạng này được lặp lại nhiều lần sẽ tạo ra ma sát lớn giữa má phanh và tăng-bua hoặc sinh nhiệt lớn ở đĩa phanh dẫn đến má phanh bị cháy.

Ngoài ra thì thói quen hạ phanh nhanh chóng không đúng sẽ gây ra tác hại về phớt, mỡ bôi trơn bi moay-ơ bị đốt nóng sinh ra hiện tượng chảy và bị hỏng nhanh. Khi đó, dầu phanh cũng giảm tác dụng và thậm chí đến cả cảm biến chống bó cứng phanh ABS cũng có thể bị hỏng.

Theo cartimes.tapchicongthuong.vn Copy
tripdi

Có thể bạn quan tâm