Từng là một trong những tuyến đường thủy nguy hiểm nhất trên thế giới trong giai đoạn cuối của Chiến tranh Việt Nam, nhưng ngày nay, Cảng Hải Phòng đã trở thành một trong những trung tâm kinh tế lớn tại Việt Nam.
Đây sẽ trở thành nơi đặt nhà máy của hãng ô tô mới nhất trên thế giới VinFast với diện tích lên tới hơn 335 hecta được xây dựng từ việc lấn biển.
Với 2 mẫu xe mới sẽ ra mắt tại Paris Motor Show 2018 vào đầu tháng 10 tới, VinFast là thành quả của ông Phạm Nhật Vượng, một người Việt Nam trong 25 năm qua đã biến 40 nghìn USD đi vay thành một đế chế trị giá 10 tỷ USD.
Đây sẽ là bài thử rất lớn dành cho hãng xe tới từ Việt Nam khi thế giới sẽ có những cái nhìn đầu tiên về sản phẩm của họ. Sau đó, chưa đầy 1 năm sau, người tiêu dùng Việt Nam sẽ có cơ hội trải nghiệm mẫu xe này.
Theo kế hoạch, VinFast sẽ tập trung vào thị trường trong nước. Với GDP tăng trung bình 6 - 7% mỗi năm, doanh số bán ô tô dự kiến sẽ tăng cao trong những năm tới tại Việt Nam. Cùng với đó, nhà máy của VinFast có sức chứa gần gấp đôi quy mô thị trường trong nước, ngoài ra hãng này cũng đang tìm cơ hội xuất khẩu, chủ yếu là thị trường Đông Nam Á.
Ông Jim Deluca, TGĐ VinFast chỉ cười khi nhận được câu hỏi là liệu tham vọng của công ty có mở rộng lớn hơn nữa hay không. TGĐ của VinFast là một người rất hiểu châu Á, ông đã có hơn 10 năm làm việc cho GM tại Hàn Quốc và Trung Quốc cho tới khi dừng lại vào năm 2016. Một năm sau, ông nhận được một cuộc gọi bất ngờ từ VinGroup và điều này đã khiến ông quay trở lại.
Có rất nhiều yếu tố quan trọng trong chiến lược của VinFast cho phép hãng này hy vọng vào một tương lai tươi sáng khi họ đang thay đổi chóng mặt. Ngay cả trong mùa mưa và điều này có khả năng làm ảnh hưởng tiến độ thì công nhân vẫn đang chạy đua để hoàn thành kịp tiến độ sản xuất 2 mẫu xe ô tô và 1 mẫu xe tay ga đầu tiên vào quý 2/2019. Chỉ 2 năm sau khi công bố việc này trên trang chủ của hãng.
Điều này thật sự gây ra những bất ngờ khi người ta cho rằng kể cả với những nhà sản xuất ô tô mới có nền tảng tốt cũng phải mất từ 4 - 6 năm để đi từ mẫu concept tới sản xuất một mẫu xe hoàn toàn mới. Deluca cho biết, " Chúng tôi đang làm trong 24 tháng bằng những nhà sản xuất khác làm trong 60 tháng".
Chìa khóa cho vấn đề này là VinFast đã có 1 danh sách dài những đối tác chất lượng bao gồm ABB, Bosch, Magna Steyr, Siemens và mới nhất là LG. Họ cũng thuyết phục BMW bán bản quyền sử dụng nền tảng 2 mẫu xe đầu tiên.
Tuy nhiên, Dave Lyon, cựu GĐ điều hành GM, người đang phụ trách những dự án thiết kế của VinFast khẳng định rằng xe của hãng này sẽ không phải là 1 bản sao của 2 mẫu BMW sedan 5 Series và SUV X5.
Hãng xe Việt Nam này cũng đã thuyết phục 1 số nhà thiết kế xe hơi châu Âu bao gồm cả Italdesign và Pininfarina để tạo ra những nét riêng cho những mẫu xe hạng trung này. Cùng với đó, VinFast đã mở một cuộc bình chọn dành cho những thế kế mà họ thích nhất.
Với sự hậu thuẫn của ông Phạm Nhật Vượng, Jim DeLuca đã có một đội ngũ cộng sự trong mơ với rất nhiều người giỏi trong lĩnh vực xe hơi từ Mỹ, châu Âu, Úc, và châu Á. Đội ngũ này được thử thách phải tim cách phá vỡ những phương thức truyền thống để tiết kiệm thời gian và giảm chi phí nhưng vẫn phải chú trọng tới chất lượng sản phẩm.
"Tốt nhất không phải lúc nào cũng phải đắt nhất", Shaun Calvert, Phó chủ tịch sản xuất của VinFast nhấn mạnh.
Video về 2 mẫu xe SUV và sedan đầu tiên của VinFast:
Hiện tại, các nhà máy dập, sơn, động cơ đều đang trong quá trình hoàn thiện. Những bộ phận đầu tiên của nhà máy động cơ đã được đưa tới nhà máy của VinFast để sản xuất động cơ BMW 2.0L 4 xy lanh dành cho 2 mẫu xe đầu tiên. Ngoài ra, VinFast còn đặt mục tiêu sẽ sản xuất xe cỡ nhỏ và xe điện vào mùa thu năm sau.
Theo bà Lê Thị Thu Thủy - Chủ tịch VinFast và PCT tập đoàn VinGroup thì sự khác biệt để bà tự tin vào năng lực sản xuất đó là kế hoạch sản xuất 250 nghìn xe mỗi năm. Thực tế, đây là một con số khiêm tốn với 38 xe/giờ, chậm hơn so với tiêu chuẩn toàn cầu và VinFast muốn con số này tăng lên 60 xe/giờ, gần hơn với tiêu chuẩn công nghiệp.