VAMA được thành lập năm 2000, ban đầu có 11 thành viên, tất cả là các liên doanh ô tô. Trong các liên doanh này, phía Việt Nam luôn chiếm số vốn khoảng 1/3, góp bằng đất. Hầu hết có sự tham gia trực tiếp của các hãng xe, chủ yếu là Nhật Bản.
Vindaco là một trong số đó, với thương hiệu Daihatsu. Tuy nhiên Daihatsu Nhật Bản chỉ góp 26%, Công ty Transico Việt Nam góp 33% bằng đất, trong khi 2 đối tác Indonesia là PT Astra International, PT Mitra Andasantika chiếm 44%. Vindaco đã dừng sản xuất năm 2009.
VMC (Liên doanh xí nghiệp lắp ráp ô tô Hoà Bình), cũng đã dừng sản xuất xe, lúc đó nắm tới quyền sản xuất 3 thương hiệu Mazda, Kia và BMW (hiện tại thuộc Thaco), còn đặc biệt hơn. Liên doanh này có vốn của Nhà máy ôtô Hòa Bình của Bộ QP, Columbrian Motors của Philippines góp 55% và Imex Pan-Pacific của Nhật Bản góp 15%. Sau Imex chuyển nốt 15% một công ty mà đại diện cũng là Columbrian. Chính công ty Philippines này mang công nghệ, thương hiệu BMW của Đức, Kia của Hàn và Mazda của Nhật về cho VMC.
Tương tự, Mekong Auto không có một hãng ô tô nào tham gia trực tiếp. Đây là liên doanh của Saeilo (Nhật) và Sakyno (Việt Nam) và Tổng công ty Máy Nông nghiệp và Máy động lực VEAM. Ban đầu mục tiêu là sản xuất xe thương hiệu Việt là Mekong, sau thất bại mới chuyển sang lắp xe tải Iveco, xe con Fiat và Ssangyong. Mekong cũng dừng bán xe được vài năm.
Có thể thấy, xây dựng, bất động sản chắc chắn sẽ là những ngành đầu tiên có thể đầu tư vào Triều Tiên. Nhưng bên cạnh đó, việc đầu tư sản xuất ô tô ở thị trường mới tinh này không phải là không thể, dù ngay cạnh đó là Hàn Quốc. Kể cả khi chưa có bất kỳ mẫu xe ô tô Việt Nam nào thành công. Cơ hội này đối với Trường Hải hay Hyundai Thành Công mà nói, còn cao hơn cả VinGroup.