img
img
img
img
img
img

Tripdi

Bản quyền thuộc về Tripdi

  • Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
  • contacts@tripdi.vn
  • 0906 238 883
  • Liên hệ quảng cáo: 0983 011 959
  • Email: contact@cartimes.vn
  • Copyright © 2023 Tripdi.vn

'Xe Nhật - Hàn không còn khoảng cách về chất lượng'

Đừng quá quan tâm đến thương hiệu, nên chọn giá trị sử dụng để mua chiếc xe phù hợp.

Tôi nhận thấy có những quan niệm không đúng về một chiếc xe được gọi là bền ở Việt Nam.

Câu hỏi tôi đặt ra là, khi người ta bảo bền vậy cái gì bền, cái gì hỏng và dựa trên điều kiện gì để nói về hỏng và bền như thế. Để tự tìm cho mình câu trả lời, tôi xin chia sẻ câu chuyện đi mua xe dưới đây.

Cách đây mấy ngày, tôi cùng ông bạn tìm mua ôtô cũ. Ông này quan điểm mua xe cũ là mua giá trị sử dụng, giá cả phải chăng và nếu có thế này thế nọ thì đỡ phải nghĩ, tiền thừa còn để kinh doanh. Tôi thì quan điểm gần như ngược lại, tuy nhiên tôi vẫn tôn trọng quan điểm của ông bạn. 

Toyota Vios luôn được coi là mẫu xe giữ giá nhất thị trường
Toyota Vios luôn được coi là mẫu xe giữ giá nhất thị trường

Sau một hồi đi các showroom xe cũ, xem đủ các loại xe Hàn và Nhật. Tôi lấy về hơn 20 thông tin xe cùng với những cam kết chất lượng đảm bảo, trong đó có 12 xe Nhật, năm xe Hàn, còn lại xe Mỹ. Điều tôi ngạc nhiên là, có rất nhiều xe Nhật còn khá mới, tại sao đã nằm ở showroom xe cũ, từ Wigo cho đến Camry 2019. Công-tơ-mét mới chỉ khoảng từ 1.000 km đến 20.000 km là cùng. Tôi không rõ và cũng không biết lý do, nhưng nếu một chiếc xe được gọi là bền và hay, đáng mua, đáng đồng tiền bát gạo, sao lại nhanh ra showroom xe cũ thế. Có phải đi nó quá chán, đi nó không an toàn, không thời trang, không bền... không tất cả mọi thứ, thì người ta đào thải?

Vậy thế nào là một chiếc xe bền? Theo quan điểm cá nhân của tôi, xe bền phải dựa trên số công-tơ-mét đi được, những cung đường gập ghềnh đã trải qua, khí hậu và thời tiết, cộng với ý thức giữ gìn của chủ xe, thêm vào đó là những công nghệ hỗ trợ. 

Có những quan niệm không đúng về một chiếc xe được gọi là bền ở Việt Nam.
Có những quan niệm không đúng về một chiếc xe được gọi là bền ở Việt Nam.

Tôi từng đi Kia Forte 2011 bản đủ, đi đến 15.000 km, tôi chăm chút và bảo dưỡng đều đặn, xe gửi nằm mưa dãi nắng vệ đường, đi lại miền núi và đồng bằng rất vất vả... mà vẫn thấy ngon. Xe chẳng hỏng vặt cái gì như bao người nói. Tôi vẫn bán được 380 triệu để lên đời xe hồi tháng 11/2018.

Quay trở lại câu chuyện ở trên, sau khi ông bạn xem kỹ hơn 20 thông tin xe, tôi hỏi ông bạn rằng, liệu còn thích mua những con xe được mệnh danh thần thánh này không? Nhâm nhi điếu thuốc xong rồi chào nhau đi về vì bận công việc. Sau ba ngày bạn gọi lại, ông ấy quyết định vẫn mua xe cũ nhưng không phải là những con xe đã mất nhiều thời gian xem và nghe lúc trước mà là Kia K3 2015 bản 1.6 và mua thêm một con xe mới Kia Cerato 2019 bản 2.0 cho vợ.

Vì từng trải nghiệm xe của tôi, hơn ai hết tôi cũng muốn ông bạn mình tránh sai lầm tôi từng gặp phải. Để kết thúc chủ đề gây tranh cãi về độ bền của một chiếc xe này, tôi cho rằng, hãng xe nào giờ cũng bền, tiêu chuẩn động cơ là khoảng một triệu km, khung gầm thì nhỏ hơn, nội thất và tùy chọn tầm 10 đến 15 năm.

Khoảng cách xe không còn Nhật hơn Hàn hơn Mỹ nữa. Còn nhiều người bảo bán giữ giá, bán được giá... hãy xem lúc đầu mình bỏ ra bao nhiêu tiền, số công-tơ-mét mình đi được là bao nhiêu. Trong 12 xe Nhật nói trên, có tám xe của Toyota, số công-tơ-mét rất thấp, đời xe rất mới, điều đó chứng tỏ rằng chủ xe có lý do để bán nó, hoặc có những xe mua về đắp chiếu cả tháng trong nhà mà không đi lại.

Do đó, khi quyết định mua một chiếc xe, mọi người hãy mua giá trị sử dụng như có người nói, mà đừng quan tâm quá nhiều về thương hiệu. Đây là những chia sẻ, không mang tính chất dạy bảo ai, các động giả khác cũng chia sẻ thêm quan điểm của mình thì cũng khách quan vô tư để cộng đồng thêm hiểu biết.

Độc giả Hoàng Huy (VnExpress)

Theo cartimes.tapchicongthuong.vn Copy
tripdi

Có thể bạn quan tâm