img
img
img
img
img
img

Tripdi

Bản quyền thuộc về Tripdi

  • Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
  • contacts@tripdi.vn
  • 0906 238 883
  • Liên hệ quảng cáo: 0983 011 959
  • Email: contact@cartimes.vn
  • Copyright © 2023 Tripdi.vn

Cho mượn xe và bị CSGT tạm giữ phải xử lý ra sao

Đã xảy ra những tình huống lúng túng khi xử lý trường hợp người mượn xe vi phạm luật giao thông và bị CSGT tạm giữ.

Việc cho mượn phương tiện di chuyển cá nhân là chuyện hết sức phổ biến. Khi người mượn xe vi phạm luật giao thông và bị CSGT tạm giữ xe, nhiều người không biết phải xử lý như thế nào. Chủ xe hay người mượn sẽ phải đứng ra xử lý và nhận lại xe trong tình huống này để tránh mất thời gian của cả 2 bên.

Hãy cùng Cartimes tìm hiểu vấn đề này.

Khi người mượn xe vi phạm luật giao thông và bị tạm giữ xe không gây ảnh hưởng tới chủ xe
Người mượn xe vi phạm luật giao thông và bị tạm giữ xe gây ảnh hưởng tới chủ xe

Theo Điều 9,Thông tư 47/2014/TT-BCA thì trình tự, thủ tục trả lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ quy định như sau: "Việc trả lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ phải có quyết định trả lại bằng văn bản của người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ".

Khi trả lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ, người được giao nhiệm vụ quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện tiến hành các thủ tục sau:

- Kiểm tra quyết định trả lại; kiểm tra CMND và giấy tờ khác có liên quan của người đến nhận. Người đến nhận lại tang vật, phương tiện phải là người vi phạm có tang vật, phương tiện bị tạm giữ hoặc đại diện tổ chức vi phạm hành chính đã được ghi trong quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Nếu những người nêu trên ủy quyền cho người khác đến nhận lại tang vật, phương tiện thì phải lập văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật.

Chủ xe sẽ mất phương tiện đi lại trong thời gian xe bị tạm giữ
Chủ xe sẽ mất phương tiện đi lại trong thời gian xe bị tạm giữ

- Yêu cầu người đến nhận lại tang vật, phương tiện đối chiếu với biên bản tạm giữ để kiểm tra về tên, số lượng, đặc điểm, chủng loại, số hiệu, nhãn hiệu, ký hiệu, xuất xứ, năm sản xuất, số máy, số khung, dung tích (nếu có), tình trạng của tang vật, phương tiện bị tạm giữ dưới sự chứng kiến của cán bộ quản lý.

- Lập biên bản trả lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ.

Vậy người đến nhận lại xe phải là người vi phạm có phương tiện bị tạm giữ (tức người mượn xe), chứ không phải là người cho mượn xe. Nếu người cho mượn đi làm thủ tục nhận xe thì phải có văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật.

Theo cartimes.tapchicongthuong.vn Copy
tripdi

Có thể bạn quan tâm