img
img
img
img
img
img

Tripdi

Bản quyền thuộc về Tripdi

  • Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
  • contacts@tripdi.vn
  • 0906 238 883
  • Liên hệ quảng cáo: 0983 011 959
  • Email: contact@cartimes.vn
  • Copyright © 2023 Tripdi.vn

Giảm 50% phí trước bạ ôtô - nhà giàu được “cứu” trước???

Covid-19 không gây thiệt hại về người tại Việt Nam nhưng kinh tế thì bị ảnh hưởng rõ rệt. Lương giảm, đối tác cắt đầu tư, “đóng băng” mọi việc cả tháng trời.

Bây giờ e mới ngẫm, hóa ra đợt mua mì tôm tháng 3, tháng 4 không phải do sợ dịch phải ở nhà, mà để có cái ăn trong những tháng tới khi… hết tiền.

Rồi quay về câu hỏi chính, giữa bao nhiêu việc cần làm để kích cầu nền kinh tế, việc giải ngân gói hỗ trợ thì chậm, ấy thế mà chính phủ lại đi giảm 50% lệ phí trước bạ ô tô, nói xong áp dụng luôn? Tạm gọi chúng ta (thực tế là chỉ mình Nam thôi) là những người nghèo đi, là nhóm dễ bị tổn thương nhất bởi Covid-19, thì lại không được hỗ trợ, đi “cứu” người giàu?

Đem câu hỏi này gửi tới một người anh làm phân phối xe sang thuộc nhóm top tại Việt Nam. Anh chia sẻ câu chuyện: khi một chiếc Mercedes-Benz S450 L Luxury được bán ra, nhà nước “thất thu” gần 300 triệu đồng do giảm thuế trước bạ, nhưng kéo sau ấy là cả trăm người được nhờ. 

Một chiếc xe sang được bán ra, cả trăm người được nhờ
Một chiếc xe sang được bán ra, cả trăm người được nhờ

Một cái xe bán ra thì bản thân sale và showroom đó được hưởng. Nới rộng hơn là nhà máy và những công nhân lắp ráp chiếc ô tô đó có việc làm. Kéo theo là gia đình của họ cũng được ổn định vì không ít trong số những người này là lao động chính trong nhà.

Xe chạy là phải có nhiên liệu, ô tô sang thậm chí “ăn” nhiều xăng luôn, thì những người liên quan đến xăng dầu cũng được hưởng. Riêng với ô tô đắt tiền thì còn hay thuê tài xế, bảo vệ… Nhưng nói chung khi một chiếc xe mới lăn bánh, những người bán phụ kiện vá lốp cũng được nhờ.

Bắc cầu hơi xa nhưng hoàn toàn hợp lý: khi có ô tô họ sẽ nghĩ đến việc đi chơi xa hơn vào cuối tuần, đi du lịch xuyên Việt. Khi ấy hàng thực phẩm có thêm khách, hàng quần áo bán tăng thêm vài bộ, nhà hàng, khách sạn, điểm vui chơi cũng tăng khách - và những người làm trực tiếp ở đó có việc.

Ngược lại, nếu “cứu” một người bình thường (như Nam là rất cần cứu này) bằng một khoản trợ cấp vài triệu, chục triệu đồng. Dường như cái duy nhất có thể làm là dùng tiền đó mua thức ăn để duy trì cuộc sống hằng ngày. Được cứu như thế hầu như chỉ có thể ảnh hưởng đến bản thân mình, khó có thể tác động lên toàn xã hội.

Thế nên các cụ mới bảo, có chết thì chết thằng nhà nghèo trước, nhà giàu thì còn lâu. 

Nguồn: FB Đinh Văn Nam

 

Theo cartimes.tapchicongthuong.vn Copy
tripdi

Có thể bạn quan tâm