img
img
img
img
img

Tripdi

Bản quyền thuộc về Tripdi

  • Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
  • contacts@tripdi.vn
  • 0906 238 883
  • Liên hệ quảng cáo: 0983 011 959
  • Email: contact@cartimes.vn
  • Copyright © 2023 Tripdi.vn

Lái ô tô: An toàn đâu chỉ có cái túi, sợi dây

“Có những thứ ảnh hưởng đến tính mạng con người, nhưng các lái xe lại chủ quan chẳng bao giờ để ý đến nó”.

Lại thêm một mùa MBDA (Học viện lái xe an toàn Mercedes-Benz được tổ chức thường niên ở Việt Nam) nữa trôi qua, an toàn, trọn vẹn.

Dạo qua facebook thấy 500 anh em rất hào hứng với các bài tập Drag Race, Rally hay Drift. Vui 5 phút. Nhưng có 1 bài học còn quan trọng hơn tất cả các bài tập và được nhắc lại đến 3 - 4 lần, nhưng anh em chả nói gì. Buồn 5 giây.

Hướng dẫn tư thế ngồi khi lái xe
Tư thế ngồi khi lái xe là điều hết sức quan trọng để lái xe an toàn

Đây là một trong những nội dung quan trọng nhất, là tiền đề của lái xe an toàn và mang tính ứng dụng cao trong cuộc sống: vị trí lái.

Theo những gì tôi học lỏm từ HLV thì chọn vị trí trong xe bao gồm 4 bước, thiếu chỗ nào mời mọi người góp ý thêm.

1. Tầm nhìn

Lý tưởng nhất là mắt người lái nhìn ra là ngay giữa của kính chắn gió trước và cao hơn bảng đồng hồ khoảng 5 - 6 cm. Kiểm tra lần nữa là nhìn rõ gương hậu 2 bên và trong xe, nếu chưa được thì chỉnh gương.

Tầm nhìn khi lái xe
Có tầm nhìn tốt, lái xe sẽ dễ dàng quan sát hơn

Nếu thấp hơn, mắt nguời lái không thể nhìn hết đầu xe và kiểm soát khu vực mũi xe. Nhưng nếu cao hơn, người lái có xu hướng nhìn gần và ko thể dự trù cho các tình huống đang đến.

Chỉnh gương khi lái xe
Nếu chưa có tầm nhìn tốt phía sau thì nên chỉnh gương

Trên thực tế, với điều kiện giao thông tại Việt Nam, các lái xe thường thích ngồi cao để tiện quan sát, luồn lách và “né Ninja”. Nhưng về mặt an toàn, ngồi quá cao cũng không tốt. Trong cửa xe của Mercedes-Benz có thêm khung cường lực để hấp thụ lực va chạm hông, mà mọi người ngồi cao quá, dồn hết cơ thể lên trên gương thì khả năng bảo vệ sẽ kém đi.

2. Chân ga và chân phanh

Đạp thử phanh, bảo đảm khi đạp sâu nhất thì chân mình ko thẳng tuồn tuột. Nó mà thẳng tuồn tuột là khi có sự cố xương sẽ gãy rằng rặc đó. Khuỷu gối vẫn có độ cong khoảng 120 độ, thoải mái khi đạp phanh lẫn đạp ga là chuẩn.

Cách để chân ga khi lái xe
Kỹ thuật chuẩn là trụ gót chân, xoay cổ chân giữa bàn đạp ga và phanh

Từ đây mà lái xe chỉnh ghế tới lui cho phù hợp. Các bạn lưu ý, kỹ thuật chuẩn là trụ gót chân, xoay cổ chân giữa bàn đạp ga và phanh.

Hôm rồi trong bài Drag Race, một số học viên vẫn xoắn quẩy đưa cả bàn chân theo bàn đạp phanh, nhấp nhổm tới lui nhìn vui ghê cơ. Muốn trụ chân vững thì mọi người cũng nên mang giày, thiết kế ôm chân và đế không quá dày để vừa linh hoạt vừa cảm nhận chân ga thật tốt.

Đạp ga khi lái xe
Muốn lái xe thoải mái, an toàn thì chân cũng phải để đúng

Các chị em thì tuyệt đối không được mang cao gót vào đây, mỏi chân một phát là lao thẳng vào nhà ông hàng xóm ngay, chồng hỏi khó giả lời lắm.

3. Chỉnh lưng ghế

Cái này cực kỳ quan trọng vì nó sẽ quyết định sự thoải mái trong suốt cả hành trình. Lưng ghế không quá đứng như 90 độ vì sẽ rất mỏi và không có đủ không gian thao tác cho vô lăng. Lưng ghế quá nghiêng thì lại quá thoải mái, lái một hồi là mắt lim dim, phiêu diêu về miền cực lạc hồi nào không biết.

Cách chỉnh ghế trên ô tô
Lý tưởng nhất là lưng ghế nên nằm trong tầm 100 - 110 độ

Vậy nên lý tưởng nhất là lưng ghế nên nằm trong tầm 100 - 110 độ. Các bác tài nên tận dụng tựa đầu và đệm đỡ lưng trong quá trình lái xe.

Tư thế đúng khi lái xe
Không nên để đầu và phần vai/ngực dồn ra trước

Nhiều người không dùng tựa đầu, đầu và phần vai/ngực hơi dồn ra trước, gây nhiều áp lực cho xương chậu, ngồi lâu sẽ ê bàn tọa, lâu ngày sẽ bị thoát vị đĩa đệm. Còn đệm đỡ lưng (lumbar support) giúp ôm vào thắt lưng, giúp sống lưng duỗi thẳng, vừa dễ chịu, vừa hạn chế chấn thương cột sống khi có tai nạn.

4. Chỉnh vô lăng - luôn là bước cuối cùng

Đỉnh vô lăng thường không thấp quá ngực, không quá cao yết hầu và đặc biệt là vô lăng không được che bảng đồng hồ. Đáy vô lăng không được quá sát đầu gối, tốt nhất là nên cách 7 - 10 cm.

Tư thế ngồi khi lái xe
Cầm vô lăng chuẩn ở vị trí 3h và 9h

Cầm vô lăng chuẩn ở vị trí 3h và 9h, đánh lái thử hết 1 vòng qua trái và qua phải, nếu thoải mái là được. Không cầm kiểu hai tay chụm vào sát vạch 12h vì nghe nói kiểu này giống bị còng tay.

Tôi nói chơi, chứ cầm vô lăng kiểu 12h giật mình một phát là dồn hết lực chúi nhủi qua một bên, không trả lái được.

Cách để tay trên vô lăng
Khi cầm vô lăng, tay vẫn có một độ cong mềm mại

Lưu ý, tương tự như phần chân, khi cầm vô lăng thì tay vẫn có một độ cong mềm mại, ko được thẳng tuồn tuột. Thường thì sau khi chỉnh xong có thể kiểm tra bằng cách đưa cổ tay lên vạch 12h thì vẫn dư ra được một nắm đấm.

Bao nhiêu đây thứ thật phức tạp, vậy nên hãng mới làm ra cái nhớ ghế. Chỉnh 1 lần, lưu lại là xong.

Và cuối cùng, đừng quên thắt dây, ko thắt dây là tự thắt cổ mọi người nhé!

Nguồn: Minh Tuấn (Mercedes-Benz Việt Nam)

Theo cartimes.tapchicongthuong.vn Copy
tripdi

Có thể bạn quan tâm