img
img
img
img
img
img

Tripdi

Bản quyền thuộc về Tripdi

  • Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
  • contacts@tripdi.vn
  • 0906 238 883
  • Liên hệ quảng cáo: 0983 011 959
  • Email: contact@cartimes.vn
  • Copyright © 2023 Tripdi.vn

Mazda "Dmax50" - sự nấn ná cuối cùng?

Quẩn quanh với các vấn đề tài chính và sản phẩm, Mazda Motors đang thể hiện rõ sự nấn ná khi “mặc áo mới” cho mẫu xe Isuzu D-max dù bản thân đã không còn thiết tha với phân khúc sản phẩm này.

Toàn cầu - Mazda "say no" với xe bán tải

Năm 2016, "zoom-zoom" thừa nhận một sự thật: họ không còn là mình trong suốt 41 năm hợp tác với Ford. Với sự giúp đỡ gã khổng lồ Mỹ, Mazda đã đem lại bệ phóng tuyệt vời cho rất nhiều các sản phẩm quen thuộc của Ford tại Việt Nam như Laser; Fiesta hay Ranger. Tuy nhiên cũng mẫu xe ấy, nền tảng ấy khi gắn logo Nhật thì nó chỉ còn là cái bóng của chính mình. Xe bán tải là câu chuyện như vậy.

Mazda BT-50
Mazda BT-50 2021 sử dụng chung khung gầm với Isuzu D-max 2019

Không chấp nhận người cày kẻ kiếm, Mazda Motors sau đó tuyên bố ngưng sản xuất xe bán tải để tập trung vào những sản phẩm mang lại lợi nhuận cao, hợp xu thế và hơn hết là thoát khỏi cái bóng người Mỹ. Tất nhiên cái giá phải trả là không nhỏ. "Zoom zoom" không còn tiền cũng như động lực để đầu tư R&D cho xe bán tải - loại sản phẩm có tính cạnh tranh cao với rất nhiều các tượng đài sừng sững ở tầm châu lục và thế giới như Toyota Hilux; Ford F-series hay Volkswagen Amarok.

Và cuối cùng tính toán của Mazda là "nhập tịch" người đồng hương Isuzu D-max, trang bị thêm tính năng cây nhà lá vườn, đáp lại logo mới và ra mắt thị trường Mazda BT-50 2021 như chúng ta đã thấy.

"X-class" tại Việt Nam - có cửa để thành công?

Việc dựa vào D-max trên phương diện thị trường toàn cầu (trừ Bắc Mỹ) theo tôi chỉ là động thái thu hút nhà đầu tư của Mazda. Tuy cánh chim không mỏi có những khát vọng vượt giới hạn nhưng có lẽ họ nên tập trung vào thị trường Úc và Asia-pacific, nơi nhu cầu xe bán tải cỡ vừa đang tăng cao. Cũng cần nhớ rằng châu Âu chuộng xe Van thùng kín còn Bắc Mỹ thì Ford đã làm quá tốt với F-Series và mới đây còn mang cả Ranger trở lại.

Động cơ Mazda BT-50
Động cơ Mazda BT-50 có cùng cấu hình với D-max

Ở thị trường Việt Nam, tôi đánh giá đây là sự thay đổi tích cực khi mà D-max đang là "trùm bán tải" tại Thái Lan. Việc dùng chung đồ với Isuzu sẽ có cái lợi là mua đồ độ từ Thái về dễ dàng như Ranger, từ đó khách hàng sẽ dễ tiếp cận hơn, chơi khoái hơn do đỡ bị đụng hàng. Việc bảo dưỡng sửa chữa cũng tiện hơn, có thể ghé xưởng của bất kỳ hãng nào. Rào cản lớn nhất của BT-50 theo tôi vẫn sẽ là câu chuyện giá bán không tương xứng với cấu hình sản phẩm.

Năm 2020, Mercedes đã chính thức khai tử X Klasse - chiếc bán tải mà họ đã mượn nền tảng từ nguyên mẫu Nissan NP300 Navara. Đó không đơn thuần là sự chết yểu của bán tải hạng sang mà còn là cái chết của "kẻ nhập tịch" không chuyên. Dường như "zoom zoom" cũng đang theo vết xe đổ ấy khi mọi dự án xe tải nhỏ thuần Mazda đã đóng lại kể từ 4 năm trước.

Từ bỏ rồi, nấn ná làm chi?

Mazda BT-50
Mazda dường như vẫn nấn ná với dòng xe bán tải?

Sau nhiều năm hợp tác với Ford, Mazda đã quyết định chuyển sang sử dụng nền tảng khung gầm bán tải mới của Isuzu vào năm 2020. Đánh dấu mối quan hệ hợp tác giữa 2 hãng xe Nhật Bản. Trong khi đó, Isuzu cũng vừa mới dứt mối lương duyên với một đối tác khác của Mỹ là General Motors.

Mazda BT-50 sử dụng chung nền tảng khung gầm và động cơ với Isuzu D-Max thế hệ thứ 3, đã trình làng vào tháng 10/2019.

Nguồn: Quang Anh

Theo cartimes.tapchicongthuong.vn Copy
tripdi

Có thể bạn quan tâm