img
img
img
img
img
img

Tripdi

Bản quyền thuộc về Tripdi

  • Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
  • contacts@tripdi.vn
  • 0906 238 883
  • Liên hệ quảng cáo: 0983 011 959
  • Email: contact@cartimes.vn
  • Copyright © 2023 Tripdi.vn

Nguyên nhân khiến xe của bạn bỗng nhiên bốc cháy

Việc xe ô tô từ hạng sang đến xe tải trọng lớn đang vận hành bỗng dưng bốc cháy không còn là chuyện hi hữu. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này?

1. Động cơ quá nóng

Với mọi loại động cơ đốt trong, nhiệt độ luôn là bạn đồng hành. Thực tế, động cơ cần đạt được mức nhiệt độ nhất định trước khi có thể vận hành tối ưu. Tuy nhiên việc quá tải nhiệt là hoàn toàn có thể xảy ra. Đây cũng là một ví dụ điển hình cho sự liên quan, tác động lẫn nhau của các yếu tố tiềm ẩn nguy cơ cháy. Bản thân động cơ xe không thể tự bùng lên – kể cả khi cực nóng.

Động cơ quá nóng khiến ô tô bốc cháy
Động cơ quá nóng khiến ô tô bốc cháy

Tuy nhiên chỉ cần trong khoang động cơ có hiện tượng rò rỉ chất lỏng dễ cháy (đặc biệt là nhiên liệu) – đó sẽ là điều cực kì tồi tệ. Ở áp suất cao, các chất lỏng này có thể văng tứ tung khắp nơi một khi có chỗ hở trên đường ống hay mặt máy. Chỉ cần một giọt nhỏ rơi vào đúng chỗ, lửa sẽ bùng lên và tạo ra phản ứng dây chuyền.

Vì vậy, để tránh việc quá tải nhiệt của động cơ, cách tốt nhất là bạn duy trì việc bảo dưỡng thường xuyên và đầy đủ. Luôn duy trì định kì việc kiểm tra hệ thống làm mát động cơ (vệ sinh và thay thế dung dịch làm mát, thay dầu và lọc dầu đúng với tiêu chuẩn nhà sản xuất), các gioăng trên đường ống dẫn nhiên liệu và chất lỏng kĩ thuật.

2. Rò rỉ chất lỏng

Không cứ phải là siêu xe, mỗi chiếc xe hơi di chuyển trên đường đều có trong mình một số các chất lỏng nguy hiểm rất dễ cháy khi gặp điều kiện thích hợp. Ngoài nhiên liệu, đó còn là dầu động cơ, dầu hộp số, dầu trợ lực, dầu phanh và đôi khi là cả… nước làm mát động cơ.

Rò rỉ chất lỏng khiến ô tô bốc cháy
Rò rỉ chất lỏng khiến ô tô bốc cháy

Toàn bộ chúng đều được bơm tuần hoàn mỗi khi xe vận chuyển và có thể bắt lửa nếu đường ống dẫn vô tình bị rò rỉ ở đâu đó – đôi khi đơn giản là do…chuột gặm hoặc va chạm giao thông khiến bình chứa bị vỡ. Khi kết hợp với một yếu tố tác động khác như phụ tùng hỏng hóc hoặc ma sát do va chạm, chúng sẽ dễ dàng bùng cháy.

Hơn thế nữa, dù cho phần lớn tình huống cháy sẽ bắt đầu từ khoang động cơ – nơi tập trung mọi loại chất lỏng kĩ thuật – thì bạn cũng cần  lưu tâm rằng hệ thống xăng và dầu phanh thường được dẫn chạy dọc theo thân xe ra phía sau.

3. Chập điện

Đây có lẽ là một trong những lý do thông dụng và cũng là đáng sợ nhất có thể gây ra các vụ cháy. Không chỉ pin của xe điện, bản thân ắc quy của xe hơi cũng tiềm ẩn nhiều vấn đề và có thể gây ra rắc rối bất cứ khi nào mà người dùng khó có thể đoán biết trước.

Chập điện khiến ô tô bốc cháy
Chập điện khiến ô tô bốc cháy

Về mặt lý thuyết, quá trình sạc điện vào ắc quy có thể tạo ra khí hydro dễ nổ tập trung bên trong khoang động cơ. Khi đó, chỉ cần một tia lửa điện nhỏ - có thể là từ dây điện bị chập hoặc jack cắm lỏng – sẽ làm bùng lên ngọn lựa thực sự. Nếu gặp vài giọt chất lỏng, vật liệu hoặc các loại khí dễ cháy khác, xe của bạn sẽ gặp rắc rối to.

Dĩ nhiên, hệ thống điện của xe không chỉ giới hạn trong khoang máy mà chạy dọc khắp thân xe và ra cả phía sau. Trên những dòng xe hiện đại, các nhà sản xuất thậm chí có thể lắp hàng km dây với hàng ngàn các chi tiết điện khác nhau.

Vì thế, thậm chí chưa cần bạn lắp hay “độ” thêm món gì, nguy cơ chập cháy đã hoàn toàn “khả thi” – đặc biệt là trên những dòng xe kém chất lượng hoặc cũ kĩ. Bất cứ mối nối bị lỏng hay mạch điện gặp trục trặc bất thường đều có thể gây ra thảm hoạ. 

4. Rò rỉ xăng

Nếu phân theo tỉ lệ rủi ro, có lẽ việc rò rỉ hệ thống xăng là yếu tố xếp hàng đầu trong các nguyên nhân gây cháy xe.

Rò rỉ xăng cũng là nguyên nhân khiến xe bốc cháy
Rò rỉ xăng cũng là nguyên nhân khiến xe bốc cháy

Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới điều này và điều thực sự nguy hiểm nằm ở chỗ xăng rò rỉ cực kì khó để có thể phát hiện sớm. Thậm chí, xe hầu như không có bất cứ hệ thống cảnh báo nào trong khi xăng xuất hiện ở những nơi không mong muốn là điều vô cùng nguy hiểm – đặc biệt là khi nó là thứ dễ cháy nhất trong số các chất lỏng hiện diện trên mỗi chiếc xe hơi.

5. Va chạm giao thông

Phần lớn các thành phần quan trọng của xe như động cơ, ắc quy, bình xăng đều được che chắn an toàn với các khung sắt và vật liệu che chắn. Tuy nhiên, những va chạm quá mạnh vẫn có thể khiến xăng hoặc hoá chất dễ cháy khác rò rỉ ra ngoài. Khi kết hợp với nhiệt hay khói nóng trong quá trình động cơ vận hành, lửa sẽ là thứ tất yếu xuất hiện.

Va chạm giao thông khiến xe bốc cháy
Va chạm giao thông khiến xe bốc cháy

Thêm vào đó, trong phần lớn các vụ đâm xe, tài xế hiếm khi có thể biết chính xác xe bị ảnh hưởng gì – thậm chí là một thời gian dài sau đó. Vì vậy, những rủi ro tiềm ẩn là rất lớn. Đây cũng là một trong những lý do tại sao nhiều người thường bán tống bán tháo những chiếc xe đã bị va chạm.

Theo cartimes.tapchicongthuong.vn Copy
tripdi

Có thể bạn quan tâm