img
img
img
img
img

Tripdi

Bản quyền thuộc về Tripdi

  • Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
  • contacts@tripdi.vn
  • 0906 238 883
  • Liên hệ quảng cáo: 0983 011 959
  • Email: contact@cartimes.vn
  • Copyright © 2023 Tripdi.vn

Nguyên tắc "sống còn" khi trên xe có trẻ nhỏ

Với bản tính hiếu động, trẻ em dễ bị tổn thương khi bạn bất cẩn hoặc vi phạm những nguyên tắc về an toàn khi lái xe. Dưới đây là những lưu ý an toàn mà người lớn cần lưu ý khi có trẻ nhỏ đi ôtô.

1. Bảo dưỡng xe trước mỗi chuyến đi

Không có gì tồi tệ hơn nếu bạn bị mắc kẹt trên đường do hỏng xe, lại thêm thời tiết ngày hè nóng gắt và trẻ em đi cùng. Vì vậy, trước khi bắt đầu hành trình cùng trẻ em, hãy kiểm tra thật kỹ chiếc xe của mình. Hãy cố gắng đảm bảo các điều kiện tối thiểu để xe vận hành trơn tru.

Hãy bảo dưỡng xe trước mỗi chuyến đi
Hãy bảo dưỡng xe trước mỗi chuyến đi

Ví dụ như nạp đầy đủ các chất lỏng cần thiết và kiểm tra áp suất cũng như chất lượng lốp đang dùng. Bạn có tham khảo thêm các hướng dẫn bảo dưỡng lốp và xe nói chung trên trang web của chúng tôi.

2. Thực hiện đúng kế hoạch

Trước bắt đầu hành trình, bạn cần phải vạch ra tuyến đường, kế hoạch địa điểm cụ thể. Một thiết bị GPS cầm tay hoặc một chiếc điện thoại thông minh trang bị bản đồ điều hướng sẽ giúp bạn đến đúng địa điểm đã vạch ra theo tuyến đường ngắn nhất. Cố gắng chọn thời gian ngoài giờ cao điểm để di chuyển sẽ giúp bạn tránh các rắc rối hoặc chậm trễ ngoài ý muốn.

3. Kiểm tra chỗ ngồi trong xe của bạn

Có đến 80% ghế của xe ôtô không được cài đặt đúng cách, đặc biệt là ghế cho trẻ em. Vì thế hãy tìm đến các trung tâm bảo dưỡng hoặc đại lý của hãng để đảm bảo ghế ngồi của bạn và trẻ em an toàn. Trẻ em dưới 13 tuổi cần phải sử dụng ghế ngồi phù hợp với chiều cao, cân nặng của chúng và nên ngồi ở hàng ghế sau.

Luôn đảm bảo ghế ngồi của bạn và trẻ em an toàn
Luôn đảm bảo ghế ngồi của bạn và trẻ em an toàn

4. Chọn ghế ngồi thiết kế phù hợp cho trẻ

Việc chọn mua một chiếc ghế ngồi phù hợp cũng ảnh hưởng rất nhiều đến sự an toàn của trẻ khi ngồi trên xe. Trẻ em dưới 2 tuổi được khuyên nên sử dụng loại ghế chuyên dụng dành cho trẻ sơ sinh. Từ 4 đến 9 tuổi, tùy theo chiều cao và cân nặng của bé sẽ có nhiều loại ghế ngồi khác nhau. Qua 9 tuổi mới là thời điểm trẻ có thể thắt dây an toàn như người lớn. Khi lựa chọn ghế ngồi cho trẻ, các bố mẹ nên nắm vững cách thức lắp đặt và sử dụng của từng loại để đạt được hiệu quả cao nhất.

Trẻ em dưới 2 tuổi được khuyên nên sử dụng loại ghế chuyên dụng dành cho trẻ sơ sinh
Trẻ em dưới 2 tuổi được khuyên nên sử dụng loại ghế chuyên dụng dành cho trẻ sơ sinh

5. Quản lý đồ đạc tốt

Các loại chất lỏng cần thiết cho xe có thể gây nguy hiểm nếu tai nạn xảy ra. Vì thế nếu dự trữ trên xe hãy để chúng riêng lẻ, khó tiếp xúc với bạn và gia đình. Sắp xếp hợp lý các dụng cụ và hành lý, đặt chúng ở nơi phù hợp. Và tốt nhất là không nên cho trẻ em chơi đồ chơi trên xe.

Sắp xếp hợp lý các dụng cụ và hành lý
Sắp xếp hợp lý các dụng cụ và hành lý

6. Chuẩn bị sẵn những vật dụng cần thiết cho trẻ trên ô tô

Không chỉ trẻ sơ sinh mà trẻ mới lớn cũng luôn có rất nhiều nhu cầu bất chợt trong khi đang lái xe, vì vậy, để tập trung lái xe an toàn, việc chuẩn bị những vật dụng “cần kíp” là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, dù đã có đầy đủ đồ dùng, trẻ luôn cần có người lớn ngồi chung ở hàng ghế sau để đảm bảo tránh xao nhãng cho người cầm lái trong suốt quãng đường đi

7. Dạy cho trẻ các thói quen an toàn

Hãy rèn cho trẻ những thói quen an toàn như cách lên xuống xe, cách thắt dây an toàn… Không để trẻ nhỏ tự ý mở cửa xe, nhất là cửa xe bên trái khi xe đỗ lại bên lề đường; không xuống xe ở cửa xe bên trái, là phía có thể có các phương tiện giao thông khác từ phía sau chạy tới gây va quệt, tai nạn.

Dạy cho trẻ các thói quen an toàn khi ngồi xe
Dạy cho trẻ các thói quen an toàn khi ngồi xe

Nếu vì lý do nào đó cần để trẻ mở cửa hoặc xuống xe ở phía trái thì phải quan sát kỹ phía sau xe. Khi vào xe, nhắc trẻ phải ngồi ngay ngắn, an toàn trong xe rồi mới đóng cửa xe, tránh vội vàng làm kẹt tay chân hoặc quần áo và các vật dụng khác khi dập mạnh cửa xe.

Khi trẻ đã ngồi trong xe phải khóa chốt cửa an toàn, không táy máy kéo mở chốt, không tì người lên cửa, không mở cửa kính thò đâu, tay ra ngoài xe.

8. Có thời gian nghỉ ngơi

Mỗi khi lái xe liên tục 2 giờ thì bạn nên có một đoạn nghỉ ngắn. Chúng giúp thay đổi không khí, bớt căng thẳng và bạn có thể tập vài động tác thể dục để cơ thể không bị tê cứng. Đặc biệt trong thời gian này trẻ em có thể giải trí bằng cách thăm thú xung quanh trong vài phút.

Mỗi khi lái xe liên tục 2 giờ thì bạn nên có một đoạn nghỉ ngắn
Mỗi khi lái xe liên tục 2 giờ thì bạn nên có một đoạn nghỉ ngắn

9. Tập trung lái xe

Lái xe một quãng đường dài thường khá mệt mỏi. Nhưng hãy tránh sự phân tán và mất tập trung trên đường. Nên có thêm một người đồng hành ở ghế trước để quản lý trẻ em, các thiết bị định vị và điện thoại di động.

10. Tuân thủ nghiêm túc luật an toàn giao thông

Luật giao thông ở mỗi quốc gia có sự khác nhau. Vì vậy hãy để ý kỹ các qui định và biển báo giao thông dù ở bất cứ đâu. Cuối cùng hãy luôn nhớ thắt dây an toàn.

Theo cartimes.tapchicongthuong.vn Copy
tripdi

Có thể bạn quan tâm