img
img
img
img
img
img

Tripdi

Bản quyền thuộc về Tripdi

  • Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
  • contacts@tripdi.vn
  • 0906 238 883
  • Liên hệ quảng cáo: 0983 011 959
  • Email: contact@cartimes.vn
  • Copyright © 2023 Tripdi.vn

Ô tô dễ bốc cháy là do đâu?

Theo các chuyên gia kỹ thuật về ô tô, có rất nhiều nguyên nhân khiến cho xe ô tô dễ cháy nổ. Khi điều khiển xe, nhất định bạn phải biết để phòng tránh và xử lý.

1. Lỗi từ thiết kế của nhà sản xuất

Theo các chuyên gia về ô tô, nguyên nhân khiến xe ô tô dễ dàng cháy nổ phải kể tới đầu tiên chính là do lỗi từ thiết kế của nhà sản xuất. Một đầu nối ống dẫn bị hở, một con ốc vặn không chặt, nắp bình xăng đóng không kín... khiến nhiên liệu, các loại chất lỏng rò rỉ kết hợp với tia lửa điện xuất phát từ hệ thống dây dẫn bị mòn lớp vỏ cách điện có thể gây nên thảm họa.

2. Rò rỉ nhiên liệu

Rò rỉ xăng là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến hỏa hoạn và cháy xe ô tô. Loại nhiên liệu này có thể tự bốc hơi ở 7,2 độ C và chỉ cần một tia lửa cũng dễ dàng bốc cháy. Đặc biệt, nếu có sự hiện diện của không khí, xăng có thể tự bốc cháy ở nhiệt độ 257,2 độ C. Chính vì vậy, khi bị rò rỉ lên kim loại hay nhựa nóng, xăng có thể tự bốc cháy rất cao. Do xăng thường rò rỉ ở đầu nối bị hở hay ống dẫn bị lão hóa nên cách tốt nhất để phòng ngừa nguy cơ này là thường xuyên kiểm tra xe và bảo dưỡng đúng quy cách.

nguyên nhân ô tô cháy
Khi bị rò rỉ lên kim loại hay nhựa nóng, xăng có thể tự bốc cháy rất cao

3. Hỏng hệ thống điện

Hệ thống điện bị hỏng có thể làm phát ra 1 tia lửa điện châm lửa cho các chất dễ cháy bị rò rỉ bùng lên thành ngọn lửa. Trên xe ô tô, không chỉ có pin lithium-ion mới dễ cháy, khí hydro được sinh ra trong phản ứng tách nước khi sạc ắc quy chì nếu tích tụ lâu ngày trong khoang động cơ cũng có thể gây ra hỏa hoạn. Đặc biệt, do hệ thống điện không chỉ gói gọn ở khoang động cơ mà có mặt ở khắp xe ô tô từ bảng đồng hồ đến cửa ra vào, dưới thảm trải sàn, dưới ghế… Nếu dây dẫn bị sờn, bị chạm mạch ở bất cứ vị trí nào cũng có thể gây cháy.

4. Rò rỉ chất lỏng

Ngoài nhiên liệu ra còn có nhiều loại chất lỏng khác khác trên xe nếu bị rò rì thì rất dễ cháy như dầu hộp số, dầu bôi trơn động cơ, dầu phanh, dầu trợ lực tay lái thậm chí cả chất lỏng làm mát máy. Các chất lỏng tuần hoàn khi động cơ vận hành và dễ dàng bị rò rỉ gây ra nguy cơ hỏa hoạn nếu các ống dẫn hay bình chứa chúng bị va chạm mạnh.

5. Chất lượng nhiên liệu

Chất lượng nhiên liệu là vấn đề vô cùng quan trọng. Vì một lý do nào đó, nhiên liệu có thể bị vướng chất lạ độc hại sẽ khiến cho quá trình ăn mòn, lão hóa kim loại diễn ra nhanh, làm chai các ron, chi tiết, ống caosu.

ô tô  cháy
Ngoài nhiên liệu ra còn có nhiều loại chất lỏng khác khác trên xe nếu bị rò rì thì rất dễ cháy như dầu hộp số, dầu bôi trơn động cơ, dầu phanh

6. Động cơ quá nóng

Bản thân động cơ quá nòng không thể tự bốc cháy. Tuy nhiên, động cơ nóng lại làm cho các vòng đệm xung quanh bằng cao su hoặc nhựa dẻo có thể bị hỏng làm cho các chất lỏng bên trong động cơ như nhiên liệu, dầu, chất làm mát có thể rò rỉ ra ngoài. Các chất lỏng này hoàn toàn có thể bốc cháy khi rơi xuống các bộ phận khác như ống thoát khí.

7. Bộ phận chuyển đổi xúc tác quá nóng

Đây là nguyên nhân gây cháy nổ cho xe thường bị bỏ qua nhất. Chỉ có số ít mẫu xe có khoang động cơ đặt phía sau, còn lại hầu hết đều có hệ thống thoát khí chạy suốt chiều dài xe. Đây là thành phần nóng nhất của xe. Trong đó thành phần này, bộ phận chuyển đổi xúc tác là bộ phận nóng nhất vì phản ứng đốt cháy CO và nhiên liệu chưa cháy hết trước đẩy ra môi trường diễn ra tại đây.

Thông thường bộ phận chuyển đổi xúc tác chỉ bị nóng từ 648,9 độ C đến 871,1 độ C nhưng khi động cơ kém hiệu quả, lượng nhiên liệu không cháy hết phải xử lý ở đây lớn thì nó có thể nóng đến 1093,3 độ C. Điều này không chỉ khiến cho bộ chuyển đổi xúc tác nhanh hỏng mà còn có thể đốt cháy các bộ phận cách nhiệt xung quanh và lan đến các bộ phận khác như sàn xe, thảm trải sàn và gây cháy xe.

8. Đâm xe

Khi xe bị va chạm mạnh như những cú đâm xe, nhiên liệu có thể bị rò rỉ vào chỗ nóng của động cơ hoặc tia lửa điện ngẫu nhiên xuất hiện sẽ làm cho xe bốc cháy. Do đó, khi va chạm xảy ra, chúng ta phải tìm mọi cách nhanh chóng thoát khỏi xe và tránh xa một khoảng cách an toàn.

9. Bảo dưỡng kém

Không quan tâm đến vấn đề bảo dưỡng xe sẽ tạo điều kiện cho hỏa hoạn xảy ra. Nhiên liệu trong xe cùng các chất lỏng khác dễ dàng bị rò rỉ ra ngoài từ ống dẫn bị hở, nắp bình xăng đóng không kín, một con ốc chưa được vặn chặt hay tia lửa điện có thể xuất hiện nếu hệ thống dây dẫn bị mòn.

Theo cartimes.tapchicongthuong.vn Copy
tripdi

Có thể bạn quan tâm