Dieselgate - cú sảy chân của tượng đài ô tô toàn cầu
Mọi thứ bắt đầu vào tháng 9/2015 khi cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (USEPA) tố cáo tập đoàn Volkswagen AG sử dụng phần mềm báo sai lượng khí thải, kích hoạt chế độ hoạt động sạch hơn khi bị kiểm tra và tắt đi khi không còn bị giám sát, dẫn tới thực trạng các loại xe sử dụng động cơ diesel tăng áp thải ra lượng khí thải cao gấp 40 lần so với quy định nhưng không bị phát hiện.
Cú “vấp ngã” này không chỉ làm suy giảm hình ảnh của tập đoàn sản xuất xe hơi lớn nhất nước Đức mà ở góc độ nào đó, phản ánh tính khắc nghiệt của cơ chế thị trường khi một thương hiệu có đẳng cấp cũng có thể gục ngã chỉ vì vấn đề lợi nhuận.
Volkswagen muốn bán được nhiều xe hơn, chiếm lĩnh những thị trường lớn hơn một cách nhanh nhất bằng con đường ngắn nhất là sản phẩm giá rẻ với chi phí đầu tư R&D thấp. Tuy nhiên, mọi toan tính của họ đã đổ bể khi sai lầm lại đến ngay ở một trong những thị trường khó tính và nghiêm ngặt nhất - Mỹ.
Không chỉ vậy, hậu quả về mặt con số còn khủng khiếp hơn khi có tới 5 lãnh đạo cao cấp của VW bị xử án tù và số tiền mà hãng xe này phải bỏ ra lên tới 30 tỷ Euro để khắc phục hậu quả thông qua các hình thức như mua lại các mẫu xe gian lận; đền bù trực tiếp cho khách hàng và người lao động bị mất việc cũng như các chi phí liên quan khác. Volkswagen từ chỗ chiếm lĩnh 70% lượng xe máy dầu tại Mỹ và đang từng bước gạt bỏ Toyota khỏi vị trí đứng đầu toàn cầu, giờ đây tụt lại phía sau cùng rất nhiều thương hiệu đình đám như VW, Audi, Porsche. Người khổng lồ mang trên mình những thương tổn nặng nề, giờ đây đứng trước những lựa chọn sinh tử...
Thuyết âm mưu về sự dọn đường cho xe điện
Sau cú vấp ngã của Volkswagen, các ông lớn khác trong ngành sản xuất ô tô cũng vướng vào những phanh phui liên quan tới câu chuyện gian lận khí thải. Daimler, một nhà sản xuất ô tô khác của Đức, đã đồng ý trả 2,2 tỷ USD để giải quyết các cáo buộc rằng xe ô tô và xe tải của Mercedes-Benz bán tại Mỹ được lập trình để gian lận trong các bài kiểm tra khí thải. Hay Toyota cũng không có bất cứ kháng án nào khi chấp nhận mức phạt dân sự lớn nhất từng được áp dụng đối với khoản tiền phạt 180 triệu đô la Mỹ do vi phạm các yêu cầu về báo cáo khí thải của liên bang. Điều đáng chú ý hơn cả là những sai phạm về khí thải này đã diễn ra trong suốt một thời gian rất dài và sự vụ Volkswagen Dieselgate giống như một cây domino bị đổ, kéo theo hiệu ứng xô ngã trên cả bàn cờ.
Vậy ai là người đã đẩy quân domino đầu tiên? Lúc này nhiều ánh mắt đã nhìn qua Tesla - kẻ tiên phong trong lĩnh vực ô tô thuần điện, vốn cũng đang khá ồn ào tại thời điểm đó. Tuy nhiên, những mẫu xe của Tesla tới nay cũng mới chỉ dừng lại ở các dòng xe du lịch - đối thủ chính của các phiên bản máy xăng hơn là nhắm vào các động cơ máy dầu trên các dòng xe thương mại.
Một giả thuyết âm mưu khác thuyết phục hơn đó là các ông lớn với khả năng thao túng thị trường xe hơi tòan cầu đang “giả chết bắt quạ”. Người Mỹ với điều kiện đường sá giao thông gần như tuyệt vời bậc nhất thế giới nên rất thích xe to máy lớn. Người châu Âu, tiết kiệm hơn, và vì thế động cơ máy dầu vẫn có đất sống trên một vài mẫu xe gia đình. Xét về mặt kỹ thuật, giữa nguyên liệu xăng và dầu diesel, động cơ máy dầu đang trở thành cái ung nhọt quá tốn kém về mặt chi phí để đáp ứng tiêu chuẩn khí thải ngày càng khắt khe tới mức không tưởng. Và điều gì đến cũng sẽ phải đến, bất ngờ thay khi các khách hàng tưởng chừng là nạn nhân của thì lại trở thành bia ngắm. Xe dầu ô nhiễm, nhà sản xuất gian lận để bán hàng nhưng gây ra những cái chết từ từ. Xe điện đã xuất hiện và giờ là lúc chúng ta lựa chọn cho chính mình.
Nếu là bạn, bạn sẽ chọn gì? Cũng cần lưu ý rằng, cho tới thời điểm này, công nghệ xe điện đã gần như hoàn hảo cho sự bắt đầu kỷ nguyên của nó, giống như vào thời điểm tháng 7 năm 1886, chiếc xe động cơ đốt trong đầu tiên của thế giới - Benz Patent Motor Car chính thức ra mắt công chúng. Bản thân các hãng xe đã trải qua những bước thử nghiệm thực tế từ những năm 1990: Toyota Prius (1997); Volkswagen Golf III CitySRUMer (1992)...
Đường đã cùng và chỉ còn lại những ranh giới
Trở lại với Volkswgen, VWAG sẽ không được tiếp tục bán xe máy dầu tại nhiều thị trường lớn trên toàn cầu; chi hàng chục tỷ đô la để mua lại những chiếc xe gian lận; các lãnh đạo cấp cao bị xử tù và quan trọng hơn, những chiếc dịch quảng cáo xe xanh - sạch giờ đây thành con dao hai lưỡi cắt xé hình ảnh thương hiệu. Nhưng ở đời này không có đường cùng chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có sức mạnh để vượt qua những ranh giới ấy.
Tháng 9/2019, tròn 4 năm sau ngày đen tối, VWAG chính thức giới thiệu bộ nhận diện thương hiệu hoàn toàn mới, để một lần nữa đưa thương hiệu của tập đoàn sản xuất xe hơi lớn nhất thế giới trở lại với ánh sáng và hào quang. Mục tiêu mới của tập đoàn là tiên phong sản xuất đại trà xe điện trên toàn cầu vào năm 2025 và kết thúc sứ mệnh của các mẫu xe động cơ đốt trong từ năm 2026. Sẽ không còn khí thải, đồng nghĩa những gian lận cũng không tồn tại và trong cuộc đua tất yếu vì môi trường nhân loại, người nhanh chân hơn, nắm nền tảng sản xuất rộng lớn hơn sẽ là người dẫn dắt thị trường.
Và vừa qua, trong lễ khai mạc Euro 2020 có một khoảnh khắc đầy thú vị nhưng cũng rất xúc động của những con tim “giận thì giận mà thương thì thương” với gã khổng lồ quốc dân nước Đức. Mô hình chiếc xe của năm 2021 (2021 World car of the year), đồng thời cũng là mẫu xe điện đầu tiên trên thế giới được tôn vinh danh hiệu này - Volkswagen ID.4, mang theo trái bóng Uniforia chạy trên thảm cỏ xanh của svđ Olympico. Một hình ảnh không thể ý nghĩa hơn cho sự trở lại của một tên tuổi lớn, cho sự khởi đầu của một thế hệ xe ô tô mới và hy vọng sẽ sớm có mặt tại Việt Nam cho những ai yêu mến Volkswagen.
Nguồn: Quang Anh