img
img
img
img
img

Tripdi

Bản quyền thuộc về Tripdi

  • Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
  • contacts@tripdi.vn
  • 0906 238 883
  • Liên hệ quảng cáo: 0983 011 959
  • Email: contact@cartimes.vn
  • Copyright © 2023 Tripdi.vn

Xe Đức đắt, hay hỏng vặt và “ăn” xăng?

Không biết có phải do trùng tên cha mẹ đặt hay không, nên tôi dành tình cảm đặc biệt cho xe Đức.

Nhắc đến xe Đức, người ta nhớ ngay đến bộ ba BMW-Mercedes-Audi, bộ ba thống trị thị trường xe sang toàn cầu. Nhưng không nhiều người biết, chính người Đức phát minh ra xe hơi năm 1886. Ngoài bộ ba kể trên, xe Đức còn tự hào với Volkswagen ở phân khúc xe bình dân và Porsche ở phân khúc xe thể thao hạng sang.

Xe Volkswagen
Tập đoàn xe có doanh số lớn nhất năm 2019 toàn cầu chính là Volkswagen

Tập đoàn xe có doanh số lớn nhất năm 2019 toàn cầu chính là Volkswagen của Đức với 10,97 triệu xe. Thương hiệu bình dân Volkswagen sở hữu hàng loạt cái tên đình đám: Audi, Lamborghini, Bugatti, Bentley và Porsche.

Và cũng không nhiều người biết rằng, Porsche là hãng xe có thời gian bảo hành dài nhất tại Việt Nam (lên tới 10 năm).

Xe Đức đắt?

Sở dĩ quốc gia này có đường cao tốc không giới hạn tốc độ Autobahn với tốc độ di chuyển trung bình là 150-200 km/h, nên những đặc trưng nhanh, mạnh và đầm chắc gắn liền với xe Đức là điều dễ hiểu. Để vận hành ổn định ở tốc độ cao, cái xe phải sở hữu động cơ khoẻ hơn, phanh phải to hơn, hệ thống treo phải chắc chắn hơn.

Xe Porsche
Người Đức không tìm cách sản xuất ra chiếc xe rẻ nhất mà tìm cách tạo ra chiếc xe an toàn và chất lượng nhất

Vì vậy chi phí nghiên cứu, phát triển cao hơn, vật liệu chế tạo cũng đắt tiền hơn và bảo dưỡng theo đó tốn kém hơn. Người Đức không tìm cách sản xuất ra chiếc xe rẻ nhất mà tìm cách tạo ra chiếc xe an toàn và chất lượng nhất.

Xe Đức tốn xăng?

Tôi có đọc được đâu đó một fan xe Nhật chê xe Đức tốn xăng. Cách đây 15 năm thì có thể đúng. Khi đó, cùng dung tích động cơ, xe Đức thường “ăn” nhiều hơn xe Nhật 10-15%, nhưng công suất đầu ra thì lại cao hơn xe Nhật tới 20-30% (2004: Camry 2.4 148hp, E240 2.6 174hp, 525i 2.5 189hp, Boxster 2.7 225hp).

Xe Đức
Xe Đức trang bị ngày càng nhiều công nghệ giúp tiết kiệm nhiên liệu hơn

Ngày nay, với công nghệ phun xăng trực tiếp DFI, tăng áp Turbo, hộp số nhiều cấp hơn (7-10 cấp),..., động cơ xe Đức cùng dung tích vẫn cho ra công suất cao hơn mà vận hành thậm chí còn ít xăng hơn xe Nhật

Xe Đức hay hỏng vặt?

Fan xe Nhật còn chê xe Đức hay hỏng vặt. Tất nhiên, vì xe Nhật không thể hỏng những thứ nó không có. Xe Đức sở hữu hàng loạt cảm biến và công nghệ hỗ trợ: hết nước rửa kính xe cũng báo, cháy bóng đèn cũng báo, mòn má phanh cũng báo, lốp bị non cũng báo. Còn xe Nhật, hầu hết chỉ báo... hết xăng.

Công nghệ trên xe Đức
Xe Đức luôn sở hữu hàng loạt cảm biến và công nghệ hỗ trợ

Chưa hết, vì công suất động cơ cao hơn và thường xuyên vận hành khắc nghiệt hơn (tốc độ cao hơn), hệ thống truyền động và khung gầm của xe Đức cũng phức tạp và chắc chắn hơn. Tuy vậy, độ bền của xe Đức, đặc biệt là Porsche cũng không phải dạng vừa: 70% xe Porsche sản xuất từ 1948 đến nay vẫn đang lăn bánh trên đường; Thời hạn bảo hành của Porsche lên tới 10 năm. 10 năm đối với một chiếc xe bình thường đã kinh khủng, 10 năm đối với một chiếc xe thể thao vận hành ở điều kiện khắc nghiệt còn khủng khiếp hơn. Đó cũng là sự tự tin và lời cam kết cao nhất vào chất lượng sản phẩm mà một nhà sản xuất xe hơi mang lại.

Để chứng minh điều này, mời cả nhà xem clip phía dưới. Nôm na là họ thử nghiệm 50 lần Launch Control (xuất phát đột ngột kiểu xe đua) liên tục với chiếc 911 Turbo 2014 (520 mã lực, hộp số PDK) mà chiếc xe vẫn ổn định và hoạt động “chuẩn chỉ” - điều gần như bất khả thi với các loại xe khác.

Theo cartimes.tapchicongthuong.vn Copy
tripdi

Có thể bạn quan tâm