Đây là dự đoán của Trung tâm nghiên cứu GTVT Việt Đức về các hình thức giao thông phổ biến tại Việt Nam đến năm 2030.
Theo khảo sát hơn 4.300 hộ gia đình ở 6 tỉnh thành, xe máy vẫn là phương tiện chủ đạo ở tất cả nhóm thu nhập. Trung bình, mỗi gia đình sở hữu 2,4 xe máy và 0,13 ôtô.
Đáng chú ý, phương tiện giao thông công cộng chỉ đáp ứng chưa đầy 1% nhu cầu đi lại của người dân tại các tỉnh thành, ngoại từ Hà Nội và TP.HCM. Ngay tại 2 đô thị lớn này, hệ thống giao thông công cộng cũng chỉ đáp ứng 8-10% nhu cầu đi lại, thấp hơn nhiều so với các thành phố châu Á khác. Chẳng hạn, mức cung cấp xe bus ở Hà Nội là 300 xe/1 triệu dân thì mức trung bình tại các thành phố khác là 1.000-1.500 xe/1 triệu dân.
Cũng theo nghiên cứu này, trong giai đoạn 1995-2016, số lượng xe máy của người dân Việt Nam tăng 13 lần, từ 4 triệu lên 52 triệu xe, tỷ lệ sở hữu xe máy đạt 565 xe/1.000 dân trong khi lượng ôtô tăng từ 460.000 lên 3,25 triệu xe (tăng 7 lần). Tỷ lệ sở hữu ôtô ở Việt Nam rất thấp, đạt 35 xe/1.000 dân, chỉ bằng 1/10 đến 1/20 các nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản.